Cao răng (vôi răng) là mảng bám cứng đầu, tồn tại giữa các kẽ răng và chân nướu. Lấy cao răng là một biện pháp làm sạch răng thông thường với quy trình thực hiện đơn giản và nhanh gọn chỉ mất từ 15 – 30 phút. Lấy cao răng là việc cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, có rất nhiều người còn băn khoăn lấy cao răng có tốt không? Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?
1. Lấy cao răng có tốt không?
Cao răng (vôi răng) là mảng bám cứng đầu, thường tồn tại giữa các kẽ răng, chân nướu, được hình thành từ vụn thức ăn đã tích tụ từ lâu. Theo thời gian, những mảnh thức ăn này sẽ bị vôi hóa, tạo thành cao răng. Đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn tích tụ, là nguyên nhân gây ra các bệnh lý: hôi miệng, viêm nha chu, viêm nướu, răng lung lay, mất răng…
Chính vì thế, lấy cao răng là thủ thuật nha khoa được thực hiện bằng công nghệ làm sạch để đánh bật các mảng bám cứng đầu, ngăn chặn những hậu quả xấu mà cao răng gây ra. Đây là phương pháp rất tốt đối với sức khỏe răng miệng, giúp răng sạch, chắc khỏe hơn và ngăn ngừa các bệnh về răng.
2. Cạo vôi răng có tốt không?
Có rất nhiều khách hàng lo sợ khi loại bỏ đi một lớp cao bám trên bề mặt răng, có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe thân răng, nên nghe nói đến lấy cao răng thường băn khoăn rằng: “Lấy cao răng có hại không? Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?”
Với những ưu việt của kỹ thuật lấy cao răng siêu âm hiện địa hiện nay, khác xa với các khí cụ cạo vôi răng ngày xưa, nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm rằng lấy cao răng không hề có hại và thậm chí là rất tốt, vì khi lớp vôi răng được bóc tách ra một cách chính xác thì sẽ hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến men răng hoặc thân răng. Ngoài ra các bước sóng siêu âm này chỉ tác động tới vôi răng, nên hoàn toàn không gây hại cho sức khỏe nếu bạn lấy cao răng.
3. Để không bị ảnh hưởng xấu khi lấy cao răng, bạn nên lưu ý những vấn đề dưới đây
- Trẻ em còn quá nhỏ, răng sữa chưa rụng hết, răng vĩnh viễn vừa mới hình thành. Nếu lấy cao răng, việc rung lắc và sử dụng các bước sóng sẽ khiến răng mới nhú mọc lệch khỏi cung hàm chuẩn. Vì vậy, trẻ em dưới 10 tuổi không nên lấy cao răng.
- Người đang có bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu… khi lấy cao răng hoàn toàn có thể gây đau nhức hoặc chảy máu vì lúc này răng miệng đã bị tổn thương.
- Đối với phụ nữ đang mang thai, lấy cao răng trong thời kỳ mang bầu là hoàn toàn cần thiết. Với đối tượng này, nên lấy cao răng vào 3 tháng giữa thai kỳ tức là (tháng thứ 4,5,6), tránh lấy cao răng 3 tháng đầu, 3 tháng cuối để đảm bảo an toàn tối đa cho sức khỏe mẹ và em bé.
4. Lấy cao răng nhiều có tốt không?
Việc lấy cao răng là thật sự hiệu quả, nếu bạn thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ là lấy cao răng theo định kỳ 6 tháng/lần, và không lạm dụng lấy cao răng quá thường xuyên.
Cao răng là những mảng bám bị vôi hóa do hợp chất muối calcium phosphate có trong nước bọt, là môi trường trú ẩn của vi khuẩn nên rất dễ gây ra các bệnh răng miệng, viêm họng…
Nếu để cao răng quá lâu mà không lấy thì các mảng bám sẽ dày lên và gây ra một số bệnh lý răng miệng như : sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…làm xuất hiện triệu chứng: hôi miệng, chảy mủ chân răng, đau, ê buốt răng … gây ảnh hưởng cho sức khỏe răng miệng, làm người bệnh gặp nhiều rắc rối. Tình trạng bệnh lý này mà không được chữa trị sẽ làm cho chân răng bị lung lay và tăng thêm nguy cơ mất răng.
Khi có quá nhiều cao răng, vi khuẩn gây hại cho khoang miệng còn gây ra một số bệnh lý ảnh hưởng tới sức khỏe như : viêm họng, lở miệng, viêm amidan… Vì thế, bạn nên lấy cao răng định kỳ để ngăn ngừa tình trạng này.
Tuy nhiên, chỉ nên lấy cao răng theo chỉ định của bác sĩ, không nên lấy cao răng quá nhiều. Vì sẽ gây ảnh hưởng như: răng yếu đi, do phải lấy cao răng quá nhiều, men răng bị tổn thương, gây cảm giác đau và ê buốt. Hiện tượng này sẽ càng nặng hơn nếu bạn cố tình lấy cao răng quá nhiều. Khi men răng tổn thương, răng yếu đi… cũng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công răng và gây ra những triệu chứng ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của bạn.
Để bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình, bạn nên đến trực tiếp phòng khám nha khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể cho bạn về lấy cao răng phù hợp với tình trạng răng miệng của mình.
Hãy đến Nha khoa Toàn Mỹ để được trực tiếp các chuyên gia nha khoa tư vấn chi tiết!